Những trường hợp người nước ngoài không phải xin giấy phép lao động

Hiện tại số lượng lao động là người nước ngoài ở Việt Nam ngày càng tăng do nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài để quản lý, điều hành cũng như hỗ trợ kỹ thuật cho các công ty, đặc biệt là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo quy định của pháp luật, người nước ngoài muốn được làm việc lâu dài tại Việt Nam lâu dài phải có giấy phép lao động do chính phủ Việt Nam cấp. Nhưng cũng có một số trường hợp ngoại lệ được liệt kê dưới đây:

Những trường hợp người nước ngoài không phải xin giấy phép lao động

  1. Là chủ sở hữu của công ty TNHH một thành viên, là thành viên góp vốn của công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
  2. Là thành viên của Hội đồng quản trị công ty cổ phần.
  3. Là trưởng văn phòng đại diện của dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
  4. Vào Việt Nam trong thời gian dưới 3 tháng để chào bán dịch vụ.
  5. Vào Việt Nam trong thời gian dưới 3 tháng để khắc phục sự cố, tình huống công nghệ, kỹ thuật phức tạp phát sinh có nguy cơ hoặc làm ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia hiện có mặt tại Việt Nam không khắc phục được.
  6. Lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp trong phạm vi của 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO: Kinh doanh, xây dựng, thông tin, giáo dục, y tế,  phân phối, môi trường, tài chính, văn hóa giải trí du lịch và vận tải.
  7. Vào Việt Nam để cung cấp tư vấn về chuyên môn kỹ thuật hay thực hiện các nhiệm vụ phục vụ việc nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, quản lý, theo dõi đánh giá, thực hiện các chương trình và dự án sử dụng nguồn ODA theo quy định hoặc được thảo thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã được ký kết giữa Việt Nam và nước ngoài.
  8. Được Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp phép hoạt động thông tin, báo chí theo quy định.
  9. Được các cơ quan, tổ chức của nước khác cử sang Việt Nam để làm công tác giảng dạy, nghiên cứu ở các trường quốc tế thuộc phạm vi quản lý của đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam; hoặc được Bộ Giáo dục, đào tạo của Việt Nam xác nhận về việc giảng dạy, nghiên cứu trong các cơ sở đào tạo giáo dục của Việt Nam.
  10. Tình nguyện viên được xác nhận bởi cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài  hoặc tổ chức quốc tế tại VN.
  11. Vào Việt Nam làm việc ở vị trí chuyên gia, giám đốc điều hành, quản lý hoặc lao động kỹ thuật dưới 30 ngày/ một lần và cộng dồn không vượt quá 90 ngày/ năm.
  12. Vào Việt Nam nhằm mục đích thực hiện các thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức từ cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương trở lên ký kết.
  13. Sinh viên, học sinh đang học tập tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam.
  14. Thân nhân của các thành viên thuộc cơ quan đại diện nước ngoài ở Việt Nam được Bộ Ngoại giao cấp phép.
  15. Có hộ chiếu công vụ vào làm việc tại cơ quan, tổ chức chính trị, chính trị – xã hội
  16. Trường hợp khác do Bộ Lao động – Thương binh xã hội quy định.

Ngoài những trường hợp nêu trên, người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam bắt buộc phải xin giấy phép lao động. Nếu không có giấy phép mà bị cơ quan công an phát hiện sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, doanh nghiệp sử dụng người lao động đó cũng bị xử phạt hành chính với mức phạt khá cao.

Xem thêm: Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài