Tổng quan Sở hữu trí tuệ năm 2018: Các nhà sáng chế đã đạt kỷ lục mới về số lượng nộp đơn sáng chế quốc tế, với vị trí dẫn đầu đang thuộc về Châu Á

Lần đầu tiên, các nhà sáng chế tại Châu Á nộp hơn một nửa số đơn sáng chế quốc tế qua Văn Phòng SHTT thế giới (WIPO) vào năm 2018 với sự tăng trưởng ấn tượng của Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc, đạt mốc kỷ lục mới tính theo năm cho dịch vụ sở hữu trí tuệ toàn cầu của WIPO.

Châu Á ngày này đang chiếm phần lớn số lượng đơn sáng chế quốc tế nộp qua WIPO, là cột mốc quan trong cho sự phát triển kinh tế năng động của khu vực này và đánh dấu sự chuyển giao địa lý lịch sử trong hoạt động sáng tạo từ phương Tây sang phương Đông.

Đơn sáng chế nộp theo hiệp ước PCT đạt con số trên ¼ triêu (253.000) đơn nộp vào năm 2018, tăng 3.9% so với năm 2017, trong khi hệ thống Madrid của WIPO nhận được 61.200 đơn nhãn hiệu quốc tế, tăng 6,4%. Hệ thống nộp đơn kiểu dáng công nghiệp theo hệ thống La Hay Hague tăng 3,7% trong năm 2018, đạt con số 5.404 đơn.

Các nhà sáng chế tại Mỹ đã nộp nhiều đơn nhất trong năm 2018, kế tiếp theo đó là Trung Quốc, quốc gia được dự đoán sẽ vượt qua Mỹ trong vòng 2 năm tới theo xu hướng hiện nay.

Director General Francis Gurry

Giám đốc WIPO, ông Franciss Gury

“Châu Á bây giờ chiếm đa số trong số các đơn sáng chế quốc tế nộp qua WIPO, đó là một cột mốc cho khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ này và đánh dấu sự chuyển giao địa lý lịch sử trong hoạt động sáng tạo từ phương Tây sang phương Đông”, Giám đốc WIPO, ông Franciss Gury nói “ Sở hữu trí tuệ là môt yếu tố cạnh tranh thiết yếu trong nền kinh tế hiện đại toàn cầu, với việc mọi người chắc chắn sẽ được hưởng lợi từ cuộc đua này đến việc các sáng tạo sẽ tạo ra các sản phẩm mới làm thay đổi thế giới của chúng ta và cách chúng ta đang sống.

Sáng chế (Patent Cooperation Treaty – PCT)

Năm 2018, những người nộp đơn từ Mỹ đã nộp 56.142 đơn sáng chế theo hiệp ước PCT, kế tiếp là đơn nộp từ Trung Quốc (53.345 đơn) và Nhật Bản (49.702). Đức và Hàn Quốc xếp thứ 4 và thứ 5, với lần lượt 19.883 và 17.014 đơn. Trung Quốc và Ấn độ (2.013 đơn) là 2 quốc gia có thu nhập ở mức trung bình duy nhất nằm trong danh sách 15 quốc gia đứng đầu về số đơn PCT. Hơn một nửa số đơn sáng chế PCT năm 2018 nộp từ Châu Á (50,5%) cùng với Châu Âu (24.5%) và Bắc Mỹ (23,2%) trong đó mỗi châu lục chiếm khoảng ¼ số đơn.

Trong danh sách 15 quốc gia đứng đầu, Ấn Độ và Phần Lan là 2 quốc gia duy nhất có tỉ lệ tăng trường 2 con số trong năm 2018. Trung Quốc (9,1%) và Hàn Quốc (8%) đều có được sự tăng trưởng mạnh mẽ, mặc dù tỉ lệ tăng trưởng của Trung Quốc đạt con số thấp nhất kể từ năm 2002. Nước Anh đạt tỉ lệ tăng trưởng là 1,3%, đạt 5 năm tăng trưởng liên tiếp. Ngược lại, Hà Lan (giảm 6,6%), Pháp (giảm 1,2%) và Mỹ (giảm 0,9%) có tỉ lệ tăng trưởng âm.

Người khổng lồ Huawi Technologies của Trung Quốc, với con số 5.405 đơn PCT đã được công bố, đứng đầu trong số những người nộp đơn là doanh nghiệp trong năm 2018. Tiếp theo đó là Mitsubishi Electric Corp. của Nhật bản (2.812), Intel Corp. của Mỹ (2.080). ZTE Corp, người nộp đơn đứng đầu năm 2016, đã giảm số đơn PCT với tỉ lệ 29,8% trong năm 2018, là năm giảm thứ 2 liên tiếp của công ty này. Danh sách 10 người nộp đơn đứng đầu có 6 công ty Châu Á, 2 công ty từ Châu ÂU và 2 công ty từ Mỹ.

Who filed the most PCT patent applications in 2018?

Quốc gia nộp đơn sáng chế nhiều nhất 2018?

Trong số các trường đại học, University of California là trường đứng đầu với 501 đơn PCT được công bố trong năm 2018, kéo dài thời gian ở vị trí dẫn đầu do trường nắm giữ kể từ năm 1993. Massachusetts Institute of Technology (216) đứng thư 2, tiếp theo đó là Shenzhen University (201), South China University of Technology (170) and Harvard University (169) . Lần đầu tiên, các trường đại học Trung Quốc đã xuất hiện trong danh sách 10 trường đứng đầu, trong đó có 5 trường của Mỹ, 4 trường của Trung Quốc và 1 trường của Hàn Quốc.

Trong các lĩnh vực công nghệ, lĩnh vực truyền thông số (8,6% trên tổng số) đã vượt qua lĩnh vực công nghệ máy tính (8,1%), chiếm tỉ lệ lớn nhất trong số các đơn sáng PCT đã nộp. Các lĩnh vực tiếp theo là cơ cấu điện (7%), công nghệ y tế (6,7%) và giao thông (4,6). Trong số 10 lĩnh vực công nghệ đứng đầu, lĩnh vực giao thông (tăng 11,3%), truyền thông số (tăng 10,1%) và công nghệ bán dẫn (9,8%) là những lĩnh vực có tỉ lệ tăng trưởng cao nhất trong năm 2018.

Nhãn hiệu (Hệ thống Madrid)

Những người nộp đơn từ Mỹ (8.825) nộp số lượng đơn đang ký quốc tế nhãn hiệu nhiều nhất, tiếp theo đó là Đức (7.495) cho và Trung Quốc, Pháp (4.490) và Thụy Sỹ (3.364)

Who filed the most Madrid trademark applications in 2018?

Quốc gia nộp đơn nhãn hiệu Madrid nhiều nhất năm 2018?

Trong số 15 quốc gia đứng dầu, Hàn Quốc (tăng 36,2%), Nhật Bản (tăng 22,8%) và Mỹ (tăng 11,9%) và Thổ Nhĩ Kỳ (tăng 10,2%) có mức tăng trưởng 2 con số. Ngược lại, Úc (giảm 2,4%) và Áo (giảm 0,1%) là 2 quốc gia duy nhất có số lượng đơn nộp năm 2018 ít hơn năm 2017.

Novartis AG của Thụy Sĩ, với 174 đơn nhãn hiệu quốc tế, đứng dầu danh sách, tiếp theo đó là L’Oreal của Pháp (169), Daimler AG của Đức (129), Apple Inc của Mỹ (87) và Henkel AG của Đức (86). Novarrtis AG năm 2018 nộp nhiều hơn năm 2017 với con số là 78 đơn, điều này khiến công ty này nhảy từ vị trí thứ 4 lên vị trí thứ nhất.

Danh sach 20 người nộp đơn đứng đầu có 6 công ty từ Châu Âu, 3 công ty từ Châu Á và 1 công ty Mỹ.

Nhóm hàng hóa/dịch vụ được nộp đơn nhiều nhất là máy tính và điện tử, chiếm 10.1% tổng số đơn, tiếp theo đó là dịch vụ kinh doanh (8%) và dịch vụ công nghệ (6,7%). Trong số 10 nhóm hàng hóa/dịch vụ có đơn nộp nhiều nhất, dịch vụ công nghê (tăng 13,8%) và các chế phẩm làm sạch (tăng 12,9%) có mức độ tăng trưởng cao nhất.

Kiểu dáng công nghiệp (Hệ thống La Hay)

Số đơn nộp theo hệ thống La Hay cho đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp tăng 3,7% trong năm 2018, trong đó số lượng các kiểu dáng trong các đơn lại giảm nhẹ (giảm 0,7%). Tống số đơn là 5.404 đơn chứa 19.296 kiểu dáng .

Những người nộp đơn của Đức (3.964 kiểu dáng được đưa ra trong các đơn của họ) tiếp tục là những người nộp đơn sử dụng hệ thống đăng ký kiểu dáng quốc tế nhiều nhất, tiếp theo đó là Thụy Sĩ (2.510), Hàn Quốc (1.547), Pháp (1.454) và Hà Lan (1.382). Trong số 10 nước đứng đầu, Hà Lan (tăng 71,3%) và Nhật Bản (tăng 52,6%) có lượng tăng trưởng lớn nhất, trong khi đó Mỹ (giảm 22,2%) lại có lượng đơn giảm đáng kể.

Nguồn: WIPO