Hỗ trợ đăng ký quốc tế sáng chế cho người nộp đơn cá nhân
Trong khuôn khổ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020, Cục Sở hữu trí tuệ đã…
Ngày 14/11/2016 Bộ tài chính đã ban hành Thông tư số 263/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.
Thông tư 263 có sự điều chỉnh lớn về cơ chế quản lý và sử dụng phí, lệ phí so với Thông tư số 22/2009/TT-BTC. Cụ thể, tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền lệ phí thu được và 15% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước, 85% số tiền phí thu được còn lại được tổ chức thu phí giữ lại để trang trải các chi phí cho việc thực hiện công việc, dịch vụ bảo hộ quyền SHCN, thay vì tỷ lệ 65% tiền phí, lệ phí nộp vào ngân sách nhà nước và 35% trích lại cho tổ chức thu phí theo Thông tư 22.
Mức phí và lệ phí quốc gia đều tăng cho hầu hết các công việc bao gồm nộp đơn, thẩm định, gia hạn và duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ, nộp yêu cầu khiểu nại, phản đổi, hủy bỏ hay đình chỉ hiệu lực bằng.
Có những loại phí được được thay đổi cách tính hoàn toàn, ví dụ như mức phí thẩm định hình thức đối với đơn đăng ký sáng chế bằng 20% mức thu phí thẩm định đơn. Một ví dụ khác là thay cho lệ phí duy trì/gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ (“VBBH”) theo Thông tư 22, theo thông tư mới 263, Cục SHTT sẽ tách thành 3 loại phí, lệ phí: lệ phí duy trì/gia hạn hiệu lực, phí thẩm định duy trì/gia hạn hiệu lực, và phí sử dụng VBBH, điều đó dẫn đến chi phí cho VBBH tăng lên đáng kể so với trước đây. Cụ thể, phí và lệ phí quốc gia cho việc gia hạn nhãn hiệu cho nhóm sản phẩm dịch vụ thứ nhất tăng từ 660.000 đồng lên 1.080.000 đồng, phí và lệ phí duy trì hiệu lực sáng chế năm thứ 1 cho điểm yêu cầu bảo hộ độc lập thứ nhất tăng từ 300.000 đồng lên 560.000 đồng.
Đặc biệt, một số loại phí mà trước đây có trong Thông tư 22 (như phí thẩm định nhanh, phí liên quan tới yêu cầu ra quyết định bắt buộc chuyển giao, phí liên quan tới giám định, phí yêu cầu cung cấp thông tin, phí cấp các loại bản sao, phó bản, bản cấp lại, các tài liệu SHCN, phí gửi đơn quốc tế, xác nhận quyền ưu tiên…) nhưng không có trong thông 263 mới này sẽ được chuyển sang cơ chế giá dịch vụ. Thông tư cũng quy định không thu phí vào pha quốc gia muộn hoặc yêu cầu thẩm định nội dung muộn và không áp dụng hoàn phí cho mọi khoản phí, lệ phí đã nộp.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Trong khuôn khổ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020, Cục Sở hữu trí tuệ đã…
Thông tư số 06/2019/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước…
Thông tư 02/2019/TT-BVHTTDL quy định về giám định tư pháp đối với quyền tác giả, quyền liên quan. Ngày 05/7/2019,…
Lần đầu tiên, các nhà sáng chế tại Châu Á nộp hơn một nửa số đơn sáng chế quốc tế…
Ngày 12/11/2018, Quốc hội Khóa 14, Kỳ họp thứ 6 đã phê chuẩn Hiệp định CPTPP theo Nghị quyết số…
Tính đến hết ngày 30/11, Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) đã tiếp nhận 98.347 đơn các loại (tăng 5,5%…
Ngày 08/06/2016, Liên Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư liên…
Theo Nghị định này, mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức sản xuất, kinh doanh chỉ còn…
Thông tư 83/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016 hướng dẫn thực hiện ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu,…
Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 16/2016/TT-BKHCN ngày 30/06/2016 sửa đổi bổ sung một số điều…