Hỗ trợ đăng ký quốc tế sáng chế cho người nộp đơn cá nhân
Trong khuôn khổ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020, Cục Sở hữu trí tuệ đã…
Tính đến hết ngày 30/11, Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) đã tiếp nhận 98.347 đơn các loại (tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2017), trong đó có đến 57.939 đơn đăng ký quyền SHCN (tăng 8,2%), đơn đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích tăng lần lượt 16,9% và 55,6%
Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2019 của Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT), tổ chức ngày 21/12, Thứ trưởng Phạm Công Tạc ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được trong năm 2018 của đơn vị này.
Theo Báo cáo tổng kết, tính đến hết ngày 30/11/2018, Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) đã tiếp nhận 98.347 đơn các loại (tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2017), trong đó: 57.939 đơn đăng ký quyền SHCN (tăng 8,2%), đơn đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích tăng lần lượt 16,9% và 55,6%. Cục đã tập trung xử lý các đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích của người Việt Nam tồn sâu.
Song song đẩy mạnh xử lý đơn, các công tác khác cũng được Cục SHTT đặc biệt quan tâm: công tác hội nhập và hợp tác quốc tế về SHTT, công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật và nghiên cứu khoa học cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra và đóng góp cụ thể hơn cho kết quả công tác của Cục SHTT; công tác thông tin SHCN được bảo đảm thông qua việc cung cấp thông tin qua Thư viện điện tử SHCN, Thư viện số về bằng sáng chế, Công báo SHCN để phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo của xã hội.
Tuy nhiên, Cục trưởng Cục SHTT Đinh Hữu Phí cũng nhấn mạnh, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, Cục SHTT cần tập trung tháo gỡ một cách đồng bộ tình trạng tồn đọng đơn đăng ký SHCN có xu hướng gia tăng khi số lượng đơn được xử lý hàng năm thấp hơn số lượng tiếp nhận; hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu công việc của một cơ quan SHTT quốc gia; công tác hỗ trợ, tư vấn, phát triển và thương mại hóa tài sản trí tuệ chưa được quan tâm và triển khai đúng mức.
Để khắc phục những tồn tại nêu trên, năm 2019 Cục SHTT sẽ hoàn thành việc xây dựng Đề án và dự thảo Chiến lược Sở hữu trí tuệ quốc gia để trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2019; tập trung triển khai nhiệm vụ xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật SHTT và các văn bản hướng dẫn thi hành; thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác xử lý đơn SHCN, trong đó ưu tiên các đơn sáng chế và nhãn hiệu tồn sâu, cũng như đơn sáng chế của một số đối tượng Việt Nam; đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ; triển khai có hiệu quả Đề án xây dựng Mạng lưới các Trung tâm Phát triển tài sản trí tuệ (IP-Hub), Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020…
Nguồn: Dân trí
Trong khuôn khổ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020, Cục Sở hữu trí tuệ đã…
Thông tư số 06/2019/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước…
Thông tư 02/2019/TT-BVHTTDL quy định về giám định tư pháp đối với quyền tác giả, quyền liên quan. Ngày 05/7/2019,…
Lần đầu tiên, các nhà sáng chế tại Châu Á nộp hơn một nửa số đơn sáng chế quốc tế…
Ngày 12/11/2018, Quốc hội Khóa 14, Kỳ họp thứ 6 đã phê chuẩn Hiệp định CPTPP theo Nghị quyết số…
Ngày 08/06/2016, Liên Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư liên…
Theo Nghị định này, mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức sản xuất, kinh doanh chỉ còn…
Thông tư 83/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016 hướng dẫn thực hiện ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu,…
Ngày 14/11/2016 Bộ tài chính đã ban hành Thông tư số 263/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp,…
Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 16/2016/TT-BKHCN ngày 30/06/2016 sửa đổi bổ sung một số điều…