Hỗ trợ đăng ký quốc tế sáng chế cho người nộp đơn cá nhân
Trong khuôn khổ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020, Cục Sở hữu trí tuệ đã…
Sáng chế là loại tài sản trí tuệ vô cùng giá trị (nếu không muốn nói là vô giá) nên việc đăng ký bảo hộ sáng chế có ý nghĩa to lớn đối với bất kỳ chủ sở hữu sáng chế nào. Bài viết này giúp bạn hiểu được quy trình thẩm định đơn đăng ký sáng chế và thời gian bảo hộ, duy trì, gia hạn văn bằng bảo hộ sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ.
Tất cả đơn đăng ký sáng chế, kể cả đơn PCT đều được xét nghiệm hình thức nhằm xác định xem đơn có đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ hay không. Thời hạn xét nghiệm là một (01) tháng kể từ ngày đơn đến Cục SHTT. Ngày nộp đơn có thể là:
Nếu đơn sáng chế đáp ứng đủ điều kiện thì Cục SHTT sẽ ra thông báo cho chủ sở hữu và tiến hành bước tiếp theo:
Tất cả đơn hợp lệ đều được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp và công khai để bất kì bên thứ ba hoặc bên có quyền lợi liên quan có thể biết tới nội dung của đơn đăng ký sáng chế đó.
Đơn đăng ký sáng chế được công bố trong tháng thứ mười chín (19) kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn nếu đơn không có ngày ưu tiên hoặc trong thời hạn 02 tháng
kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tuỳ theo ngày nào muộn hơn; đơn đăng ký PCT được công bố trong thời hạn hai (02) tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ sau khi đơn đã vào giai đoạn quốc gia.
Việc xét nghiệm nội dung đơn chỉ được tiến hành khi có yêu cầu xét nghiệm nội dung của người nộp đơn hoặc của người thứ ba với điều kiện yêu cầu xét nghiệm nội dung được nộp cho Cục SHTT trong thời hạn 42 tháng
tính từ ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế và 36 tháng tính từ ngày ưu tiên của đơn đăng ký giải pháp hữu ích. Quá thời hạn trên, nếu không có yêu cầu xét nghiệm nội dung, thì đơn coi như không nộp.
Thời gian thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế là 18 tháng
kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu đó được nộp trước ngày công bố đơn.
Người nộp đơn có quyền sửa đổi, bổ sung đơn trước khi Cục SHTT cấp bằng. Tuy nhiên việc sửa đổi bổ sung đó không được phép mở rộng phạm vi bảo hộ hoặc thêm đối tượng xin bảo hộ.
* Đơn đăng ký sáng chế được phép chuyển đổi thành đơn đăng ký giải pháp hữu ích và ngược lại. Thời hạn cho việc chuyển đổi này là vào bất cứ lúc nào trước khi có thông báo từ chối hoặc cấp bằng.
Bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian công bố việc cấp bằng sáng chế, người nộp đơn hoặc bất kỳ bên thứ ba có quyền và lợi ích liên quan trực tiếp đến việc cấp bằng sáng chế sẽ được quyền khiếu nại bằng văn bản với Cục sở hữu trí tuệ về việc phản đối chấp nhận đơn hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Bất kỳ sự khiếu nại/phản đối nào đều phải được lập thành văn bản, kèm theo đề nghị cụ thể về việc sửa chữa hoặc huỷ bỏ Quyết định hoặc các kết luận liên quan. Người khiếu nại/ phản đối phải nộp đơn khiếu nại cho Cục SHTT trong vòng 90 ngày
kể từ ngày ra Quyết định hoặc Thông báo. Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định của Cục SHTT thì người khiếu nại có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khởi kiện ra tòa án.
Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực 20 năm
và bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực 10 năm
kể từ ngày nộp đơn và các bằng này có hiệu lực kể từ ngày cấp (không gia hạn). Để duy trì hiệu lực bằng độc quyền sáng chế và bằng độc quyền giải pháp hữu ích, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí duy trì hiệu lực. Xem thêm: Duy trì hiệu lực Bằng độc quyền Sáng chế/Giải pháp hữu ích
Chủ sở hữu văn bằng bảo hộ sáng chế có thể thực hiện duy trì hiệu lực bằng độc quyền trong khoảng thời gian 06 tháng
trước hoặc sau thời điểm hết hiệu lực của văn bằng bảo hộ. Tuy nhiên, nếu việc thực hiện duy trì hiệu lực được thực hiện trong khoảng thời gian 06 tháng tính từ thời điểm văn bằng bảo hộ hết hiệu lực thì ngoài chi phí duy trì hiệu lực, người nộp đơn phải nộp thêm 10% lệ phí duy trì
cho mỗi tháng nộp muộn. Nếu sau thời hạn 06 tháng này chủ sở hữu văn bằng bảo hộ vẫn không thực hiện việc duy trì hiệu lực thì văn bằng bảo hộ sẽ chấm dứt hiệu lực.
Xem thêm:
Trong khuôn khổ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020, Cục Sở hữu trí tuệ đã…
Thông tư số 06/2019/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước…
Thông tư 02/2019/TT-BVHTTDL quy định về giám định tư pháp đối với quyền tác giả, quyền liên quan. Ngày 05/7/2019,…
Lần đầu tiên, các nhà sáng chế tại Châu Á nộp hơn một nửa số đơn sáng chế quốc tế…
Ngày 12/11/2018, Quốc hội Khóa 14, Kỳ họp thứ 6 đã phê chuẩn Hiệp định CPTPP theo Nghị quyết số…
Tính đến hết ngày 30/11, Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) đã tiếp nhận 98.347 đơn các loại (tăng 5,5%…
Ngày 08/06/2016, Liên Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư liên…
Theo Nghị định này, mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức sản xuất, kinh doanh chỉ còn…
Thông tư 83/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016 hướng dẫn thực hiện ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu,…
Ngày 14/11/2016 Bộ tài chính đã ban hành Thông tư số 263/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp,…