Hỗ trợ đăng ký quốc tế sáng chế cho người nộp đơn cá nhân
Trong khuôn khổ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020, Cục Sở hữu trí tuệ đã…
Các bạn có biết nhãn hiệu xuất hiện từ khi nào không? Quá trình phát triển của nhãn hiệu qua các giai đoạn khác nhau trong lịch sử diễn ra như thế nào? Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Theo các dấu tích lịch sử, những người thợ rèn làm kiếm từ thời Đế chế La Mã được cho là những người đầu tiên tạo ra nhãn hiệu. Họ đánh dấu các ký hiệu trên vũ khí mình làm ra để phân biệt với vũ khí của người khác. Về sau, cách dùng ký hiệu để đánh dấu vũ khí được phổ biến rộng rãi và áp dụng trên các sản phẩm khác như vàng, bạc, tiền xu, trang sức, đồ gốm,…
Tuy nhiên khi đó không có luật bảo vệ loại sở hữu trí tuệ này. Mặc dù vậy, các dấu hiệu được sử dụng tại thời điểm đó đã đáp ứng chính xác các yêu cầu tương tự như hiện nay.
Đến thời vua Henry III năm 1266 (nước Anh) thì luật pháp về sở hữu trí tuệ đầu tiên mới được ban hành, yêu cầu tất cả thợ làm bánh phải sử dụng nhãn hiệu cho bánh mì của họ.
Một trong những tổ chức lâu đời là Stella Artois (thương hiệu bia của Bỉ) tuyên bố sử dụng nhãn hiệu từ năm 1366. Và nhà máy bia Löwenbräu (của Đức) đã tuyên bố sử dụng nhãn hiệu sư tử kể từ năm 1383.
Hệ thống nhãn hiệu toàn diện đầu tiên trên thế giới (Luật về sản xuất và hàng hóa) được thông qua tại Pháp vào năm 1857.
Ở Anh, luật về Hàng hóa năm 1862 đã được hình sự hóa. Người nào bắt chước thương hiệu của một người khác với mục đích lừa gạt hoặc cho phép người khác lừa gạt sẽ bị coi là tội phạm hình sự.
Năm 1875, Anh chính thức cho phép đăng ký nhãn hiệu sử dụng trong thương mại. Đối tượng có thể được đăng ký là:
Phòng sáng chế Anh bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1876.
Năm 1938, Đạo luật về Nhãn hiệu thương mại của Anh đã thiết lập hệ thống đăng ký đầu tiên dựa trên nguyên tắc “ý định sử dụng”. Luật này đã thiết lập quy trình xuất bản đơn đăng ký và mở rộng quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu, bao gồm cả việc cấm sử dụng trong 1 số trường hợp không nhầm lẫn. Đạo luật này đã trở thành kiểu mẫu cho pháp luật ở các nước khác trên thế giới.
Khi bắt đầu nghiên cứu bài viết này, tôi đã tìm kiếm các nhãn hiệu lâu đời nhất trên thế giới. Ở khắp mọi nơi tôi đều thấy nói về 1 nhãn hiệu của Anh từ năm 1876.
Người ta kể rằng nhân viên của công ty Bass đã ngủ qua đêm Giao Thừa trên cầu thang của Phòng sáng chế Anh để là người đầu tiên nộp đơn xin bảo vệ thương hiệu của loại bia này. Bass nhận được 2 đơn đăng ký đầu tiên.
[one_half]
[/one_half][one_half_last]
[/one_half_last]
Nhưng trên thực tế, tôi đã tìm thấy 1 nhãn hiệu lâu đời hơn bia Bass. Đó chính là bia PILSNER của Séc đăng ký từ năm 1859.
Bạn chỉ có thể tìm thấy nó trên trang web của phòng sáng chế Séc. Khi kiểm tra bạn sẽ thấy thương hiệu này được đổi mới liên tục sau mỗi 10 năm. Và điều quan trọng nhất là: Gần 160 năm đã trôi qua nó vẫn còn hiệu lực!
Trong sổ đăng ký của Anh, tôi cũng tìm thấy một nhãn hiệu thú vị khác được bảo hộ liên tục kể từ năm 1870.
Nhãn hiệu này được sử dụng trên vỏ hộp của công ty William Underwood (Mỹ).
Sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực tương đối mới. Luật sở hữu trí tuệ tại Việt Nam lần đầu tiên được ban hành năm 2005, tính đến nay mới được 13 năm. Tuy nhiên đây là xu hướng tất yếu của thời đại. Doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của các tài sản trí tuệ và việc đăng ký bảo vệ những tài sản này cũng là tất yếu.
Trong khuôn khổ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020, Cục Sở hữu trí tuệ đã…
Thông tư số 06/2019/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước…
Thông tư 02/2019/TT-BVHTTDL quy định về giám định tư pháp đối với quyền tác giả, quyền liên quan. Ngày 05/7/2019,…
Lần đầu tiên, các nhà sáng chế tại Châu Á nộp hơn một nửa số đơn sáng chế quốc tế…
Ngày 12/11/2018, Quốc hội Khóa 14, Kỳ họp thứ 6 đã phê chuẩn Hiệp định CPTPP theo Nghị quyết số…
Tính đến hết ngày 30/11, Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) đã tiếp nhận 98.347 đơn các loại (tăng 5,5%…
Ngày 08/06/2016, Liên Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư liên…
Theo Nghị định này, mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức sản xuất, kinh doanh chỉ còn…
Thông tư 83/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016 hướng dẫn thực hiện ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu,…
Ngày 14/11/2016 Bộ tài chính đã ban hành Thông tư số 263/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp,…