Đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu

Liên minh Châu Âu (EU) là một cộng đồng chung về kinh tế, chính trị, tiền tệ bao gồm 28 quốc gia thành viên. EU từ lâu cũng là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt sau khi Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) ký kết Hiệp định thương mại tự do (EVFTA), việc đăng ký nhãn hiệu tại châu Âu trở thành nhu cầu tất yếu của các doanh nghiệp Việt khi muốn đầu tư kinh doanh tại thị trường này. Vậy thủ tục đăng ký nhãn hiệu ở Châu Âu được thực hiện như thế nào? Sau đây InvestOne Law Firm sẽ giới thiệu về thủ tục và quy trình đăng ký nhãn hiệu tại EU như sau:

1. Giới thiệu về hệ thống đăng ký CTM

Các nước châu Âu đã xây dựng một hệ thống luật pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên. Nhờ đó, việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cũng thông qua hệ thống riêng, độc lập hoàn toàn với các nước trong cộng đồng. Nhãn hiệu hàng hoá được đăng ký thông qua hệ thống này được gọi là nhãn hiệu cộng đồng hay còn gọi là CTM (viết tắt của Community Trade Mark).

Khi đăng ký nhãn hiệu qua hệ thống đăng ký CTM, chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ phải nộp một đơn đăng ký nhãn hiệu duy nhất, nhãn hiệu có thể được bảo hộ tại tất cả quốc gia EU. Tuy nhiên, nếu nhãn hiệu bị từ chối hoặc mất hiệu lực tại một quốc gia thành viên thì nó cũng bị mất hiệu lực trong cả cộng đồng. Lúc này, nếu chủ sở hữu vẫn muốn đăng ký nhãn hiệu vào các quốc gia khác thì có 2 lựa chọn:

  • Chuyển đơn đăng ký CTM thành nhiều đơn đăng ký riêng vào từng quốc gia. Ngày nộp đơn đăng ký vẫn được tính là ngày nộp đơn CTM.
  • Vì hệ thống đăng ký CTM là độc lập với hệ thống riêng của mỗi quốc gia nên chủ sở hữu nhãn hiệu có thể tự do nộp đơn đăng ký nhãn hiệu CTM, hoặc nộp đơn quốc gia, hoặc cả hai. Nhãn hiệu CTM và nhãn hiệu đăng ký quốc gia có thể song song tồn tại.

Cơ quan tiếp nhận đơn đăng ký CTM: Văn phòng sở hữu trí tuệ của liên minh Châu Âu (European Union Intellectual Property Office). Tên cũ là The Office for Harmonization in the Internal Market (viết tắt là OHIM) có trụ sở tại Tây Ban Nha.

2. Các tài liệu cần thiết cho việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại EU

  • Đơn đăng ký CTM;
  • Thông tin của người nộp đơn;
  • Mẫu nhãn hiệu;
  • Danh mục hàng hóa, dịch vụ cần đăng ký;
  • Giấy ủy quyền;
  • Phí, lệ phí.

3. Hiệu lực nhãn hiệu

Nhãn hiệu CTM có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. Khi gia hạn, chủ sở hữu chỉ phải nộp lệ phí gia hạn mà không phải nộp bằng chứng sử dụng nhãn hiệu.

4. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống CTM của InvestOne

  • Tư vấn sơ bộ về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Châu Âu;
  • Tra cứu & đánh giá khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;
  • Theo dõi đơn đăng ký cho khách hàng;
  • Trả lời công văn, thông báo từ phía Cơ quan đăng ký nhãn hiệu;
  • Xử lý vi phạm bảo hộ nhãn hiệu;
  • Tư vấn thực hiện các thủ tục pháp lý khác nếu Khách hàng có nhu cầu.

Quý Khách hàng có thể liên hệ với InvestOne để được tư vấn chi tiết về thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu. Email: info@investone.com.vn hoặc Tel: 024 3224 2476.