Hỗ trợ đăng ký quốc tế sáng chế cho người nộp đơn cá nhân
Trong khuôn khổ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020, Cục Sở hữu trí tuệ đã…
Trong thực tế thẩm định đơn sáng chế từ thời điểm Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam có hiệu lực (01/07/2006) đến nay, các luật sư đại diện Sở hữu công nghiệp Việt Nam và Cục Sở hữu trí tuệ đã có những tranh luận kéo dài về vấn đề yêu cầu bảo hộ dạng sử dụng (use claims) của đơn đăng ký bảo hộ sáng chế.
Vấn đề cụ thể bắt nguồn từ Cục Sở hữu trí tuệ cho rằng các sáng chế liên quan tới vấn đề sử dụng chất hoặc quy trình đã biết để thực hiện chức năng mới sẽ không được coi là đối tượng được bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ vì theo Điều 4.12 của Luật Sở hữu trí tuệ “sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”. Và theo quan điểm của Cục Sở hữu trí tuệ, việc “sử dụng” (use) không phải là “sản phẩm” (product) hoặc “quy trình” (process), do đó Cục đã từ chối cấp hoặc kéo dài quá trình thẩm định đơn cho các sáng chế có yêu cầu bảo hộ dạng sử dụng “use claims”.
Trái lại với quan điểm của Cục Sở hữu trí tuệ, các luật sư đại diện Sở hữu công nghiệp cũng như những người nộp đơn đã nhiều lần có ý kiến, bằng văn bản trả lời, bằng các cuộc trao đổi, hoặc các tham luận trong các buổi hội thảo, cho rằng “sử dụng”, trong trường hợp cụ thể phải được công nhận là một dạng “quy trình” hoặc “sản phẩm”. Chúng ta không nên diễn giải từ ngữ trong luật một cách cứng nhắc mà phải hiểu bản chất của một sáng chế là như thế nào. Hơn nữa, cũng không có một văn bản dưới luật hay một văn bản hướng dẫn nào quy định rõ rằng một sáng chế dạng sử dụng là không được công nhận bảo hộ.
Tuy nhiên, trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương mà Việt Nam vừa ký kết, trong phần Liên quan đến Sở hữu trí tuệ, cụ thể là Điều 18.37 TPP, vấn đề này đã được đề cập như sau: “.. từng quốc gia thành viên khẳng định rằng bằng sáng chế được công nhận cho các sáng chế được yêu cầu bảo hộ bởi ít nhất một trong các dạng sau: các cách sử dụng mới cho một sản phẩm đã biết, các phương pháp mới để sử dụng một sản phẩm đã biết, hoặc các quy trình mới để sử dụng một sản phẩm đã biết” (…”each Party confirm[s] that patents are available for inventions claimed as at least one of the following: new uses of a known product, new methods of using a known product, or new processes of using a known product.”). Như vậy, theo quy định tại điều này, Việt Nam, một thành viên ký kết TPP, sẽ phải chấp nhận bảo hộ sáng chế dạng “sử dụng” được thể hiện ở yêu cầu bảo hộ dạng “sản phẩm” hoặc “quy trình”.
Như vậy, trong thời gian tới, các luật sư đại diện Sở hữu công nghiệp của Việt Nam hy vọng có thể chấm dứt việc tranh cãi này với Cục Sở hữu trí tuệ và Cục Sở hữu trí tuệ sẽ có những thay đổi trong thẩm định đơn sáng chế để phù hợp với cam kết trên đây của Việt Nam khi ký kết tham gia Hiệp định TPP.
Trong khuôn khổ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020, Cục Sở hữu trí tuệ đã…
Thông tư số 06/2019/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước…
Thông tư 02/2019/TT-BVHTTDL quy định về giám định tư pháp đối với quyền tác giả, quyền liên quan. Ngày 05/7/2019,…
Lần đầu tiên, các nhà sáng chế tại Châu Á nộp hơn một nửa số đơn sáng chế quốc tế…
Ngày 12/11/2018, Quốc hội Khóa 14, Kỳ họp thứ 6 đã phê chuẩn Hiệp định CPTPP theo Nghị quyết số…
Tính đến hết ngày 30/11, Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) đã tiếp nhận 98.347 đơn các loại (tăng 5,5%…
Ngày 08/06/2016, Liên Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư liên…
Theo Nghị định này, mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức sản xuất, kinh doanh chỉ còn…
Thông tư 83/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016 hướng dẫn thực hiện ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu,…
Ngày 14/11/2016 Bộ tài chính đã ban hành Thông tư số 263/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp,…