Sáng chế/giải pháp hữu ích
Bài viết này giúp bạn không bị nhầm lẫn giữa 2 khái niệm sáng chế và giải pháp hữu ích, có…
1. Quy định chung
Ở Việt Nam, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể được xử lý bằng biện pháp hành chính, dân sự và hình sự.
Bước đầu tiên, chủ sở hữu quyền SHTT có thể gửi một bức thư cảnh báo cho người xâm phạm thông báo hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình và yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm. Trong trường hợp không thể giải quyết các vi phạm bằng hình thức thỏa thuận, chủ sở hữu quyền SHTT sẽ có thể áp dụng những hành động pháp lý cứng rắn đối với các hành vi vi phạm bị cáo buộc.
2. Biện pháp hành chính
Theo quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục, người có thẩm quyền có trách nhiệm xử lý thực thi quyền SHTT bằng biện pháp hành chính bao gồm:
– Uỷ ban nhân dân ở cấp huyện và cấp tỉnh;
– Thanh tra của Bộ Khoa học và Công nghệ (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ);
– Thanh tra về Văn hóa và Thông tin (thuộc Bộ Văn hóa Thông tin);
– Lực lượng Quản lý thị trường (thuộc của Bộ Công thương);
– Các cảnh sát kinh tế (thuộc Bộ Công an).
Các biện pháp hành chính sau đây có thể được áp dụng:
– Cảnh cáo;
– Phạt tiền;
Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
– Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ;
– Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.
– Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;
– Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.
Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính
Trong các trường hợp mà hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội; tang vật vi phạm có nguy cơ bị tẩu tán hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm có biểu hiện trốn tránh trách nhiệm; hoặc để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì chủ sở hữu có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính.
3. Biện pháp dân sự
Căn cứ các quy định của Luật tố tụng dân sự, tòa án sau đây có thẩm quyền xử lý trường hợp xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
Xét xử sơ thẩm:
– Tòa án nhân dân cấp huyện (bao gồm cả Tòa dân sự);
– Toà án nhân dân cấp tỉnh (bao gồm cả Tòa Dân sự và các Toà kinh tế).
Kháng cáo:
– Toà án nhân dân cấp tỉnh (bao gồm Tòa Dân sự và các Toà kinh tế);
– Toà án nhân dân tối cao (bao gồm cả Tòa Dân sự, Tòa kinh tế).
Các biện pháp có thể được áp dụng:
– Chấm dứt hành vi xâm phạm;
– Xin lỗi cải chính công khai;
– Thực hiện nghĩa vụ dân sự;
– Bồi thường thiệt hại;
– Tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại: Đối với hàng hóa, nguyên vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền SHTT (với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền SHTT).
Nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án áp dụng các biện pháp tạm thời như sau:
– Thu giữ;
– Kê biên;
– Niêm phong; cấm thay đổi hiện trạng; cấm di chuyển;
– Cấm chuyển dịch quyền sở hữu.
Theo yêu cầu của nguyên đơn, biện pháp khắc phục tạm thời theo quy định của Luật tố tụng dân sự cũng có thể được áp dụng bởi các tòa án khi cần thiết và với mục đích tránh sự phát tán của các sản phẩm vi phạm. Đặc biệt, có thể kết hợp một hoặc nhiều các biện pháp sau:
– Phong tỏa các tài khoản hoặc các tài sản;
– Cấm bị đơn/người xâm phạm tiến hành một hành động nhất định;
– Yêu cầu đối với việc áp dụng các biện pháp tạm thời, chủ sở hữu trí tuệ được yêu cầu phải có chứng từ bảo lãnh của ngân hàng.
Bồi thường thiệt hại
Các nguyên đơn có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại thực tế do hành vi xâm phạm đó gây ra được tính toán trên cơ sở thiệt hại về vật chất và đạo đức có thể xảy ra.
4. Biện pháp hình sự
Các hành vi xâm phạm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 170 và 171 của Bộ luật hình sự) sẽ được áp dụng:
Các biện pháp hình sự sau đây có thể được áp dụng đối với người xâm phạm sở hữu trí tuệ
– Cảnh cáo;
– Phạt tiền;
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm;
– Phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm hoặc tù chung thân hoặc tử hình;
Bên cạnh đó, chủ sở hữu quyền SHTT có thể yêu cầu các biện pháp trừng phạt bổ sung sau:
– Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản;
– Cấm đảm nhiệm vị trí chức vụ trong một thời gian nhất định từ 1 đến 5 năm.
5. Kiểm soát biên giới
Bên cạnh 03 biện pháp nêu trên, chủ sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu cơ quan hải quan áp dụng các biện pháp biên giới với cáo buộc hàng hóa vi phạm, dù là hàng hóa nhập khẩu hay xuất khẩu qua biên giới Việt Nam. Kiểm soát biên giới được coi là biện pháp kịp thời mà chủ sở hữu trí tuệ có thể sử dụng để ngăn chặn hành vi vi phạm và cần phải có đầy đủ chứng cứ chứng minh mình là chủ sở hữu hợp pháp, cung cấp đầy đủ thông tin để xác định hàng hóa bị xâm phạm. Tuy nhiên, chủ sở hữu SHTT có thể phải đối mặt với nguy cơ bị kiện lại nếu không chứng minh và đưa ra được các chứng cứ cho việc hàng hóa của họ bị xâm phạm.
Chủ sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu cơ quan hải quan áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới sau:
– Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
– Đình chỉ thủ tục hải quan theo yêu cầu của chủ sở hữu trí tuệ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan, nếu có lý do chính đáng thì thời hạn này có thể kéo dài, nhưng không được được quá 20 ngày làm việc.
– Đối với các yêu cầu cơ quan Hải quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới, chủ sở hữu trí tuệ có nghĩa vụ:
+ Chứng minh rằng họ là chủ sở hữu trí tuệ;
+ Cung cấp đầy đủ thông tin để xác định hàng hoá/ sản phẩm xuất nhập khẩu đã xâm phạm;
+ Gửi yêu cầu áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới và nộp lệ phí theo quy định của pháp luật;
+ Bồi thường thiệt hại do việc áp dụng các biện pháp biên giới.
Bài viết này giúp bạn không bị nhầm lẫn giữa 2 khái niệm sáng chế và giải pháp hữu ích, có…
1. Nhãn hiệu là gì? Điệu kiện bảo hộ nhãn hiệu? Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt…
1. Khái niệm kiểu dáng công nghiệp Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được…
Tại Việt Nam có nhiều đơn vị kinh doanh dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ nhưng chỉ có…
1. Quyền tác giả Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình…
1. Khái niệm Chỉ dẫn địa lý được xác định là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn…
I. Bí mật kinh doanh 1. Tổng quan Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động…
1. Khái quát chung Theo quy định của pháp luật hiện hành, bất kì hành vi cạnh tranh nào trái…
1. Khái niệm Mạch tích hợp bán dẫn được hiểu là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành…
1. Khái niệm Giống cây trồng được định nghĩa là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại…