Điều kiện kinh doanh lĩnh vực Giáo dục & Đào tạo

Điều kiện kinh doanh lĩnh vực Giáo dục & Đào tạo đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư dịch vụ giáo dục, đào tạo, dạy nghề tại Việt Nam.

Giáo dục (Giáo dục tiểu học (CPC 921), giáo dục phổ thông (CPC 922), giáo dục bậc cao (CPC 923), giáo dục cho người lớn (CPC 924) và dịch vụ giáo dục khác, bao gồm đào tạo ngoại ngữ (CPC929)

Căn cứ pháp lý:

  • Các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã cam kết với WTO ;
  • Các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) ;
  • Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS) ;
  • Hiệp định AANZFTA ;
  • Nghị định 73/2012/NĐ-CP ngày 26/12/2012;

Điều kiện đầu tư:

1. WTO, FTAs, AFAS:

  • Chỉ cam kết trong các lĩnh vực kỹ thuật, khoa học tự nhiên và công nghệ, quản trị kinh doanh và khoa học kinh doanh, kinh tế học, kế toán, luật quốc tế và đào tạo ngôn ngữ.
  • Phạm vi: cung cấp dịch vụ dạy nghề trong các phân ngành giáo dục cho người lớn và dịch vụ giáo dục khác (bao gồm đào tạo ngôn ngữ).
  • Chương trình đào tạo phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn.

2. AANZFTA

a) Chỉ cam kết trong các lĩnh vực nông nghiệp, kiến trúc, đóng tàu (building), quản trị doanh nghiệp, quản lý, khoa học máy tính, xây dựng, hệ thống thông tin, dịch vụ nha khoa, kinh tế học, sư phạm kỹ thuật, môi trường, khảo sát, dịch vụ cộng đồng, đất đai và tài nguyên biển, chăn nuôi, nghiên cứu ngôn ngữ, luật, nghiên cứu quy phạm pháp luật, khoa học đời sống, sản xuất, toán học, khoa học, y tế, y học, giáo dục đa lĩnh vực, điều dưỡng, dược, khoa học vật lý, khoa học, dịch vụ, ẩm thực và du lịch, vận tải, khoa học thú y, nghệ thuật biểu diễn và thị giác.

b) Phạm vi hoạt động: giáo dục phổ thông cơ sở (chỉ bao gồm: giáo dục trung học cao hơn (92220) và giáo dục trung học mang tính kỹ thuật và hướng nghiệp (92230) dành cho học sinh đã hoàn thành chương trình lớp 9 theo quy định của pháp luật Việt Nam), giáo dục bậc cao, giáo dục cho người lớn và dịch vụ giáo dục khác (bao gồm đào tạo ngoại ngữ).

c) Chương trình đào tạo phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn.

3. Pháp luật Việt Nam

a) Suất đầu tư:

  • Thành lập cơ sở giáo dục mầm non: ít nhất là 30 triệu đồng/trẻ (không bao gồm chi phí sử dụng đất).
  • Thành lập cơ sở giáo dục phổ thông: ít nhất 50 triệu đồng/học sinh (không bao gồm chi phí sử dụng đất). Tổng vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao nhất, nhưng không thấp hơn 50 tỷ đồng.
  • Thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn: ít nhất 20 triệu đồng/học viên (không bao gồm chi phí sử dụng đất).
  • Thành lập cơ sở giáo dục đại học: ít nhất là 150 triệu đồng/sinh viên (không bao gồm chi phí sử dụng đất). Tổng vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao nhất, nhưng không thấp hơn 300 tỷ đồng.
  • Xin mở phân hiệu cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải có suất đầu tư và vốn đầu tư ít nhất tương đương mức quy định cho việc thành lập cơ sở giáo dục nêu trên.
  • Đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc do bên Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động thì mức đầu tư phải đạt 70% quy định.

b) Hình thức đầu tư: liên doanh, 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.

c) Loại hình cơ sở giáo dục được cung cấp:

  • Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn;
  • Cơ sở giáo dục mầm non ;
  • Cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện chương trình giáo dục theo chương trình giáo dục theo chương trình của nước ngoài, cấp văn bằng của nước ngoài, dành cho học sinh là người nước ngoài và một bộ phận học sinh Việt Nam có nhu cầu ;
  • Cơ sở giáo dục đại học.

d) Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được phép mở phân hiệu:

  • Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.
  • Cơ sở giáo dục đại học.

đ) Cơ sở vật chất:

– Cơ sở giáo dục đăng ký hoạt động từ 20 năm trở lên tại Việt Nam phải có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất và được UBND cấp tỉnh đồng ý về việc giao đất hoặc cho thuê đất để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Giai đoạn đầu tư tối đa là 05 (năm) năm, cơ sở này phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất cần thiết, ổn định để triển khai đào tạo, giảng dạy và phải đảm bảo việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo đúng tiến độ của dự án.

– Cơ sở giáo dục nghề nghiệp đăng ký hoạt động dưới 20 năm không phải xây dựng cơ sở vật chất riêng, nhưng phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận thuê trường, lớp, nhà xưởng, các diện tích phù hợp và ổn định trong thời gian ít nhất là 05 (năm) năm.

Dịch vụ dạy nghề (CPC 9223, 9231)

Căn cứ pháp lý:

  • Các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã cam kết với WTO ;
  • Các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) ;
  • Hiệp định AANZFTA ;
  • Luật dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
  • Nghị định 48/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015;

Điều kiện đầu tư:

1. WTO, FTAs

  • Chỉ cam kết trong các lĩnh vực kỹ thuật, khoa học tự nhiên và công nghệ, quản trị kinh doanh và khoa học kinh doanh, kinh tế học, kế toán, luật quốc tế và đào tạo ngôn ngữ.
  • Phạm vi: cung cấp dịch vụ dạy nghề trong các phân ngành giáo dục cho người lớn và dịch vụ giáo dục khác (bao gồm đào tạo ngôn ngữ).
  • Chương trình đào tạo phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn.

2. AANZFTA

  • Chỉ cam kết trong các lĩnh vực nông nghiệp, kiến trúc, đóng tàu (building), quản trị doanh nghiệp, quản lý, khoa học máy tính, xây dựng, hệ thống thông tin, dịch vụ nha khoa, kinh tế học, sư phạm, kỹ thuật, môi trường, khảo sát, dịch vụ cộng đồng, đất đai và tài nguyên biển, chăn nuôi, nghiên cứu ngôn ngữ, luật, nghiên cứu quy phạm pháp luật, khoa học đời sống, sản xuất, toán học, khoa học, y tế, y học, giáo dục đa lĩnh vực, điều dưỡng, dược, khoa học vật lý, khoa học, dịch vụ, ẩm thực và du lịch, vận tải, khoa học thú y, nghệ thuật biểu diễn và thị giác.
  • Phạm vi: cung cấp dịch vụ dạy nghề trong các phân ngành giáo dục cho người lớn và dịch vụ giáo dục khác (bao gồm đào tạo ngôn ngữ).
  • Chương trình đào tạo phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn.

3. Pháp luật Việt Nam

a) Suất đầu tư:

  • Trung tâm dạy nghề: ít nhất 60 triệu đồng/người học (không bao gồm các chi phí sử dụng đất).
  • Trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề; dự án đầu tư xin mở phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng: ít nhất 100 triệu đồng/người học (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng vốn đầu tư ít nhất tính tại thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao nhất, nhưng không thấp hơn 100 tỷ đồng.
  • Đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc do bên Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động thì mức đầu tư phải đạt 70% quy định.

b) Cơ sở vật chất:

– Cơ sở giáo dục đăng ký hoạt động từ 20 năm trở lên tại Việt Nam phải có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất và được UBND cấp tỉnh đồng ý về việc giao đất hoặc cho thuê đất để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Giai đoạn đầu tư tối đa là 05 (năm) năm, cơ sở này phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất cần thiết, ổn định để triển khai đào tạo, giảng dạy và phải đảm bảo việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo đúng tiến độ của dự án.

– Cơ sở giáo dục nghề nghiệp đăng ký hoạt động dưới 20 năm không phải xây dựng cơ sở vật chất riêng, nhưng phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận thuê trường, lớp, nhà xưởng, các diện tích phù hợp và ổn định trong thời gian ít nhất là 05 (năm) năm.

Dịch vụ liên kết đào tạo nước ngoài

Căn cứ pháp lý: Nghị định 73/2012/NĐ-CP ngày 26/9/2013.

Điều kiện đầu tư:

1. WTO: Không quy định tại Biểu cam kết

2. Pháp luật Việt Nam

Điều kiện với đối tác Việt Nam được phép liên kết:

  • Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
  • Cơ sở giáo dục đại học được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;

Điều kiện với nhà đầu tư nước ngoài:

  • Là cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài;
  • Được cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài công nhận về chất lượng;

Phạm vi liên kết đào tạo: Trong phạm vi ngành, nghề và trình độ đào tạo được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép thực hiện hoặc được cơ quan có thẩm quyển của Việt Nam công nhận.

Dịch vụ cho thuê lại lao động

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ Luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012;
  • Nghị định 55/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013;
  • Thông tư 01/2014/TT-BLĐTBXH ngày 08/01/2014;

Điều kiện đầu tư

1. WTO, FTAs: Không quy định tại Biểu cam kết.

2. Pháp luật Việt Nam:

Hình thức đầu tư: liên doanh với doanh nghiệp trong nước.

Điều kiện với nhà đầu tư nước ngoài:

  • Phải là doanh nghiệp chuyên kinh doanh cho thuê lại lao động;
  • Có vốn và tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp từ 10 tỷ đồng trở lên;
  • Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực cho thuê lại lao động từ 05 năm trở lên;
  • Chưa từng vi phạm pháp luật nước sở tại hoặc pháp luật của nước có liên quan trong lĩnh vực cho thuê lại lao động;

Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Căn cứ pháp lý:  Nghị định 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007.

Điều kiện đầu tư

1. WTO, FTAs:  Không quy định tại Biểu cam kết.

2. Pháp luật Việt Nam: Doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ của các tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép cung cấp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Xem thêm: