Điều kiện kinh doanh Dịch vụ phân phối ở Việt Nam

Điều kiện kinh doanh Dịch vụ phân phối (bao gồm bán buôn, bán lẻ, đại lý hoa hồng và nhượng quyền thương mại) với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Cơ sở pháp lý

  1. Các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã cam kết với WTO ;
  2. Các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) ;
  3. Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS) ;
  4. VKFTA ;
  5. Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007;
  6. Nghị định 35/2006/NĐ-CP ngày 31/03/2006;

Điều kiện đầu tư

1. WTO, AFAS, FTAs, VKFTA:

Phạm vi hoạt động của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài gồm:

  • Đại lý hoa hồng (CPC 621, 61111, 6113, 6121).
  • Bán buôn (CPC 622, 61111, 6113, 6121).
  • Bán lẻ (CPC 631 + 632, 6112, 6113, 6121) (bao gồm cả hoạt động bán hàng đa cấp do các địa lý hoa hồng là cá nhân Việt Nam đã được đào tạo và cấp chứng chỉ phù hợp tiến hành. Các cá nhân này không thực hiện bán hàng tại các địa điểm cố định và nhận thù lao cho cả hoạt động bán hàng lẫn dịch vụ hỗ trợ bán hàng để góp phần làm tăng doanh số bán hàng của các nhà phân phối khác).
  • Nhượng quyền thương mại (CPC 8929).

Không được thực hiện quyền phân phối đối với:

  • Thuốc lá và xì gà;
  • Sách, báo và tạp chí;
  • Vật phẩm đã được ghi hình;
  • Kim loại quý và đá quý;
  • Dược phẩm ;
  • Thuốc nổ;
  • Dầu thô và dầu đã qua chế biến;
  • Gạo, đường mía và đường củ cải.

Điều kiện lập cơ sở bán lẻ: việc thành lập các cơ sở bán lẻ (ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất) của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT).

2. Pháp luật Việt Nam

Đối với việc thành lập cơ sở bán lẻ

  1. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất khi đã được cấp phép phân phối. Việc thành lập cơ sở bán lẻ thứ nhất không phải làm thủ tục cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
  2. Việc lập cơ sở bán lẻ, bao gồm cả cơ sở bán lẻ thứ nhất, phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động bán lẻ và phù hợp với quy hoạch có liên quan của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi dự kiến lập cơ sở bán lẻ.
  3. Việc lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất được xem xét từng trường hợp cụ thể căn cứ vào việc kiểm tra nhu cầu kinh tế của địa bàn nơi đặt cơ sở bán lẻ theo các tiêu chí:
    • Số lượng cơ sở bán lẻ;
    • Sự ổn định của thị trường;
    • Mật độ dân cư và quy mô của địa bàn cấp quận, huyện nơi dự kiến đặt cơ sở bán lẻ.

Đối với hoạt động nhượng quyền thương mại:

  • Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền thương mại đã hoạt động ít nhất 01 (một) năm.
  • Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 (một) năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.

Xem thêm: