Điều kiện kinh doanh Dịch vụ bưu chính viễn thông

Điều kiện kinh doanh Dịch vụ bưu chính viễn thông đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư lĩnh vực viễn thông ở Việt Nam.

1. Dịch vụ bưu chính (CPC 751 – Các dịch vụ bưu chính và chuyển phát, CPC 7511 – Các dịch vụ bưu chính)

Căn cứ pháp lý:

  1. Các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã cam kết với WTO ;
  2. Các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) ;
  3. Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS) ;

Điều kiện đầu tư:

1. WTO, FTAs, AFAS:

Không hạn chế dịch vụ chuyển phát nhanh đối với tất cả các loại văn bản, tài liệu bao gồm dịch vụ bưu phẩm lai ghép, bưu phẩm trực tiếp và kiện hàng, hàng hóa khác trừ việc giao nhận vật phẩm thông tin dưới dạng văn bản mà cước phí giao nhận thấp hơn 10 lần cước phí của một bức thư tiêu chuẩn ở [nấc] khối lượng đầu tiên đối với dịch vụ trong nước, 9 Đô-la Mỹ (USD) đối với dịch vụ quốc tế với điều kiện tổng khối lượng của các vật phẩm này không quá 2000gr; kiện (bao gồm cả sách và catalo) và các hàng hóa khác.

Dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của các Thành viên sẽ được dành cho sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho Bưu chính Việt Nam hoặc các công ty con của Bưu chính Việt Nam đối với các hoạt động cạnh tranh.

2. Pháp luật Việt Nam: Không quy định điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài.

2. Dịch vụ viễn thông cơ bản

Căn cứ pháp lý:

  • WTO, FTAs, AFAS;
  • Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 04/12/2009;
  • Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 06/04/2011;

Điều kiện đầu tư:

1. WTO, FTAs, AFAS:

Phạm vi áp dụng:

  • Các dịch vụ thoại (CPC 7521). Riêng đối với AFAS, các dịch vụ bao gồm nội hạt, ngoại tỉnh và thoại trong nước.
  • Dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch gói (CPC 7523**)
  • Dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch kênh (CPC 7523**)
  • Dịch vụ Telex (CPC 7523**)
  • Dịch vụ Telegraph (CPC 7523**)
  • Dịch vụ Facsimile (CPC 7521** + 7529**).
  • Dịch vụ thuê kênh riêng (CPC 7522** + 7523**)
  • Dịch vụ hội nghị truyền hình (CPC 75292)
  • Dịch vụ truyền dẫn tín hiệu video trừ truyền quảng bá
  • Dịch vụ thoại di động (gồm di động mặt đất và vệ tinh)
  • Dịch vụ số liệu di động (gồm di động mặt đất và vệ tinh)
  • Dịch vụ nhắn tin
  • Dịch vụ PCS
  • Dịch vụ trung kế vô tuyến
  • Dịch vụ kết nối Interner (IXP)

Tỷ lệ ở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế:

  • Dịch vụ không có hạ tầng mạng: Không vượt quá 65%.
  • Dịch vụ có hạ tầng mạng: không vượt quá 49%.

Hình thức đầu tư: liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam.

Điều kiện với đối tác Việt Nam tham gia đầu tư: Là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam đối với tổ chức kinh tế cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng.

Điều kiện khác: Nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ có thể ký mới thỏa thuận hiện tại hoặc chuyển sang hình thức hiện diện khác với những điều kiện không kém thuận lợi hơn những điều kiện họ đang hưởng.

2. Pháp luật Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình thức liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh để cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản. Riêng đối với cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, đối tác Việt Nam phải là doanh nghiệp viễn thông đã được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông tại Việt Nam.

Một tổ chức, cá nhân sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu 20% vốn điều lệ hoặc cố phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.

3. Dịch vụ viễn thông cơ bản khác (Dịch vụ mạng riêng ảo – VPN)

Căn cứ pháp lý:

  • WTO, FTAs, AFAS;
  • Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 04/12/2009;
  • Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 06/04/2011;

Điều kiện đầu tư:

1. WTO, FTAs, AFAS:

Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế:

  • Dịch vụ không có hạ tầng mạng: không vượt quá 70%.
  • Dịch vụ có hạ tầng mạng: không vượt quá 49%.

Hình thức đầu tư: liên doanh.

Đối tác Việt Nam tham gia đầu tư: Là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam đối với tổ chức kinh tế cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng.

Trong ngành viễn thông, nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ có thể ký mới thỏa thuận hiện tại hoặc chuyển sang hình thức hiện diện khác với những điều kiện không kém thuận lợi hơn những điều kiện họ đang được hưởng.

2. Pháp luật Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình thức liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh để cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản khác . Riêng đối với cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, đối tác Việt Nam phải là doanh nghiệp viễn thông đã được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông tại Việt Nam.

Một tổ chức, cá nhân sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu 20% vốn điều lệ hoặc cố phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục dịch vụ viễn thôn do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.

4. Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng

Căn cứ pháp lý:

  • WTO, FTAs, AFAS;
  • Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 04/12/2009;
  • Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 06/04/2011;

Điều kiện đầu tư:

1. WTO, FTAs, AFAS:

Phạm vi áp dụng:

  • Thư điện tử (CPC 7523**)
  • Thư thoại (CPC 7523**)
  • Thông tin trực tuyến và truy cập thông tin từ cơ sở dữ liệu (CPC 7523**)
  • Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) (CPC7523**)
  • Các dịch vụ facsimile gia tăng giá trị, bao gồm lưu trữ và chuyển, lưu trữ và khôi phục (CPC 7523**)
  • Chuyển đổi mã và giao thức
  • Thôn tin trực tuyến và xử lý dữ liệu (bao gồm xử lý giao dịch) (CPC 843**)
  • Dịch vụ truy cập internet (IAS)

Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế:

  • Dịch vụ không có hạ tầng mạng: không vượt quá 65%. Đối với nhà đầu tư thuộc quốc gia ASEAN, tỷ lệ này không vượt quá 70%.
  • Dịch vụ có hạ tầng mạng: không vượt quá 50%

Hình thức đầu tư: Liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Đối tác Việt Nam tham gia đầu tư: Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam đối với tổ chức kinh tế cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng.

Điều kiện khác: 51% là nắm quyền kiểm soát trong việc quản lý tổ chức kinh tế cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng.

Trong ngành viễn thông, nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ có thể ký mới thỏa thuận hiện tại hoặc chuyển sang hình thức hiện diện khác với những điều kiện không kém thuận lợi hơn những điều kiện họ đang hưởng.

2. Pháp luật Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình thức liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh để cung cấp dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng. Riêng đối với cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, đối tác Việt Nam phải là doanh nghiệp viễn thông đã được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông tại Việt Nam.

Một tổ chức, cá nhân sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu 20% vốn điều lệ hoặc cố phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục dịch vụ viễn thôn do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.

Xem thêm: