Đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Nghị định thư/Thỏa ước Madrid
1. Giới thiệu về hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu Madrid Hệ thống đăng ký quốc tế nhãn…
1. Giới thiệu về PCT.
Hiệp ước về hợp tác sáng chế – Patent Cooperation Treaty (PCT) được ký kết ngày 19/06/1970 tại Washington, U.S.A. Việt Nam là thành viên của Hiệp ước hợp tác sáng chế (PCT) từ năm 1993.
Khi cá nhân, tổ chức có mong muốn sáng chế của mình được bảo hộ ở nước ngoài, cá nhân đó có thể tiến hành nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế trực tiếp đến quốc gia mà mình mong muốn nhận được sự bảo hộ. Tuy nhiên, công việc này khá tốn nhiều thời gian và chi phí ngay với cả những nhà sáng chế, các tổ chức lớn, cá nhân có tiềm lực kinh tế, tài chính và nhân lực. Kể từ khi PCT ra đời, những khó khăn này đã phần nào được giải quyết. Đó là lí do tại sao ngày càng có nhiều nước quyết định tham gia vào Hiệp ước này, trong đó có Việt Nam.
2. Mục tiêu của PCT
PCT có các mục tiêu cơ bản là tạo ra một hệ thống hiệu quả và tiết kiệm hơn so với các cách thức nộp từng đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế ở nhiều nước trước đây, vì lợi ích của người sử dụng hệ thống sáng chế, bao gồm cả người nộp đơn và các cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký và bảo hộ sáng chế.
Hiệp ước Hợp tác sáng chế là điều ước quốc tế quy định về việc nộp đơn đăng ký nhằm đạt được sự bảo hộ độc quyền đối với sáng chế tại nhiều nước. Hệ thống quy định một thủ tục đơn giản cho nhà sáng chế hoặc người nộp đơn để nộp đơn và cuối cùng là được cấp bằng độc quyền sáng chế tại nhiều quốc gia khác nhau. Một trong các mục đích khác của Hiệp ước là nhằm thúc đẩy sự trao đổi thông tin kỹ thuật có trong các tư liệu sáng chế giữa các nước liên quan và cả trong cộng đồng khoa học liên quan, bao gồm các nhà sáng chế, chủ sở hữu sáng chế và ngành công nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ.
Như vậy, ngoài mục đích đơn giản hóa thủ tục yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế, PCT còn có mục tiêu khác là nhằm phổ biến có hiệu quả các tri thức kỹ thuật chứa trong tư liệu sáng chế. Tuy nhiên, cần phải nhận thức rõ ràng rằng hệ thống PCT chỉ là hệ thống các quy định về cách thức nộp đơn quốc tế chứ không phải là quy định về việc cấp bằng độc quyền sáng chế toàn cầu. Việc cấp bằng độc quyền sáng chế sẽ được thực hiện tại từng quốc gia thành viên theo yêu cầu cụ thể của người nộp đơn.
3. Nơi nhận đơn sáng chế quốc tế tại Việt Nam
Cơ quan có thẩm quyền nhận đơn quốc tế về sáng chế tại Việt Nam là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm:
– Nhận đơn quốc tế nguồn gốc Việt Nam;
– Thu phí gửi đơn quốc tế và thông báo các khoản lệ phí theo quy định để người nộp đơn chuyển cho Văn phòng quốc tế và Cơ quan tra cứu quốc tế theo quy định của Hiệp ước hợp tác về sáng chế – PCT (sau đây gọi là “Hiệp ước”);
– Kiểm tra các khoản lệ phí có được nộp đúng hạn hay không;
– Kiểm tra và xử lý đơn quốc tế nguồn gốc Việt Nam theo quy định của Hiệp ước;
– Kiểm tra đối tượng yêu cầu bảo hộ để xác định đối tượng yêu cầu bảo hộ của đơn có thuộc diện bí mật quốc gia hay không. Nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ của đơn sáng chế thuộc diện bí mật quốc gia thì không tiến hành các công việc tiếp theo và các khoản lệ phí sẽ được hoàn trả cho người nộp đơn, trừ lệ phí gửi và lệ phí sao đơn quốc tế;
– Gửi một bộ hồ sơ đơn quốc tế nguồn gốc Việt Nam cho Văn phòng quốc tế và một bộ cho Cơ quan tra cứu quốc tế;
– Gửi và nhận thư từ người nộp đơn và từ các cơ quan quốc tế.
4. Quy trình tiếp nhận và thẩm định sơ bộ đơn sáng chế quốc tế có nguồn gốc Việt Nam
Giai đoạn | Công việc |
Nộp đơn | Đơn sáng chế quốc tế được nộp tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam |
Tra cứu quốc tế | Đơn quốc tế có nguồn gốc Việt Nam được tra cứu tại một trong các cơ quan sở hữu trí tuệ: Áo; Úc; Nga; Hàn Quốc; Thụy Điển; Cơ quan sáng chế châu Âu |
Công bố đơn | Sau khi nhận đơn PCT có nguồn gốc tại Việt Nam được công bố trên công báo của PCT (PCT Gazette) |
Thẩm định sơ bộ quốc tế
(tùy theo yêu cầu của người nộp đơn) |
Đưa ra ý kiến sơ bộ và không ràng buộc về sáng chế yêu cầu bảo hộ trong đơn PCT có đáp ứng tiêu chuẩn tính mới trình độ sáng tạo, và khả năng áp dụng theo PCT hay không |
Xử lý đơn trong giai đoạn quốc gia là thành viên PCT | Hết thời hạn từ 30-31 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên (hoặc ngày ưu tiên (nếu có), người nộp đơn sáng chế cần phải tiến hành các thủ tục để yêu cầu bảo hộ sáng chế tại các nước thành viên Hiệp ước PCT, do người nộp đơn lựa chọn. Sau đó, đơn này sẽ được xét nghiệm theo Quy định của từng nước. |
Tài liệu cần thiết khi nộp đơn sáng chế quốc tế có nguồn gốc Việt Nam:
– Tờ khai đơn PCT có nguồn gốc Việt nam được làm bằng tiếng Anh (do InvestOne hỗ trợ soạn thảo và đại diện ký cho người nộp đơn sáng chế);
– Bản mô tả sáng chế, yêu cầu bảo hộ, hình vẽ (nếu có) bằng tiếng Anh (do Investone hướng dẫn hoặc thực hiện viết và dịch ra tiếng Anh);
– Giấy ủy quyền (do InvestOne hỗ trợ soạn thảo và người nộp đơn ký);
– Các tài liệu có liên quan (ví dụ tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên….).
– Lệ phí nộp đơn quốc tế
Quý Khách hàng có thể liên hệ với InvestOne để được tư vấn chi tiết về thủ tục nộp đơn sáng chế quốc tế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế PCT.
Tel: 04 32224 2476
Email: info@investone.com.vn
1. Giới thiệu về hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu Madrid Hệ thống đăng ký quốc tế nhãn…