Thủ tục đăng ký bản quyền cho phần mềm máy tính
Thủ tục đăng ký bản quyền cho phần mềm máy tính không hề khó, chỉ mất khoảng 15 ngày làm…
Rất nhiều chủ doanh nghiệp không nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ký bản quyền logo công ty nên không đăng ký bảo hộ cho logo của công ty mình. Như thế cũng có nghĩa là, logo công ty của bạn không được pháp luật bảo hộ – bất cứ ai cũng có thể sử dụng.
Nghiêm trọng hơn, nếu đối thủ đi đăng ký logo đó trước thì họ có quyền cấm bạn sử dụng logo đó. Như vậy mọi công sức xây dựng thương hiệu công ty coi như đổ sông đổ biển.
Thủ tục đăng ký bản quyền logo nhằm mục đích xác nhận quyền sở hữu đối với logo công ty đó. Có 2 hình thức đăng ký:
Đăng ký logo dưới hình thức bảo hộ bản quyền tác giả chỉ được pháp luật bảo hộ về mặt hình thức. Tức là pháp luật ghi nhận bạn là tác giả – người sáng tạo ra logo đó. Còn về mặt nội dung (bản chất của logo), thì Cơ quan nhà nước không thẩm định. Do đó, có thể nói việc đăng ký logo công ty dưới danh nghĩa bảo hộ quyền tác giả không mang nhiều ý nghĩa. Thứ khách hàng thực sự cần, chính là đăng ký nhãn hiệu.
Để hiểu hơn về quyền tác giả, bạn xem thêm bài viết này: Quyền tác giả là quyền gì?
Là tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp của Cục sở hữu trí tuệ, InvestOne luôn tư vấn cho khách hàng nên đăng ký logo công ty dưới hình thức bảo hộ nhãn hiệu. Bởi vì như thế logo của bạn sẽ được bảo hộ cả về mặt hình thức lẫn nội dung tổng thể. Điều đó cũng có nghĩa là:
Trên thực tế, có rất nhiều đơn vị kinh doanh dịch vụ sở hữu trí tuệ lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách hàng để trục lợi. Khi tra cứu logo công ty thấy dấu hiệu bị trùng lặp, khó có khả năng bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu liền tư vấn cho khách hàng chuyển hướng sang đăng ký bản quyền tác giả. Khách hàng thì cứ ung dung sử dụng logo mà không hiểu được sự khác nhau giữa 2 hình thức đăng ký này, về sau sẽ gặp hậu quả khôn lường.
Liên hệ InvestOne nếu bạn có nhu cầu đăng ký bản quyền logo cho công ty nhé!
Thủ tục đăng ký bản quyền cho phần mềm máy tính không hề khó, chỉ mất khoảng 15 ngày làm…